Để chống lại quân Đức, người Anh đã từng chế tạo một loại bom có thể nảy trên mặt nước
Vào thời chiến tranh thế giới thứ hai, nhằm làm tê liệt khả năng tiến hành chiến tranh của Đức, người Anh đã nghĩ ra phương án ném bom hoặc ngư lôi để tấn công các con đập của kẻ thù. Kỹ sư Barnes Wallis, người đề xuất ra ý tưởng này cho rằng: việc phá hủy các con đập sẽ làm gián đoạn nguồn cung cấp điện, dẫn đến việc quân Đức không có đủ năng lượng để sản xuất các phương tiện chiến tranh. Tuy nhiên để thực hiện được điều đó không dễ, vì kẻ thù cũng đã bố trí vũ khí phòng không cùng các lưới chống ngư lôi dày đặc ở các vị trí này. Bom vào thời đó được thả rơi từ máy bay dựa theo các tính toán bằng tay và kinh nghiệm của phi công, chứ không được điều khiển chính xác bằng laser hay GPS như ngày nay. Tuy nhiên người Anh đã không bỏ cuộc khi họ nghiên cứu chế tạo một loại bom với cách hoạt động khá kỳ dị gọi là bom nảy (bouncing bomd). Nguyên lý của nó là khi được thả rơi từ máy bay, quả bom sẽ nảy trên mặt nước đến khi chạm vào con đập, sau đó chìm xuống một độ sâu nhất định rồi phát nổ. Đây là cách đánh được cho là có thể qua mặt được các hệ thống chống ngư lôi được quân Đức bố trí xung quanh con đập, cũng như đạt được hiệu quả tối ưu nhờ cải thiện độ chính xác.
Quả bom với tên mã Vickers Type 464 hay còn gọi là Upkeep đã được Wallis nghiên cứu thiết kế và đưa vào sản xuất từ tháng 2 năm 1943. Nó có hình trụ tròn và nặng 4,2 tấn cùng kích thước dài x rộng là 1,52 x 1,27 mét. Do trọng lượng quá lớn nên quả bom chỉ có thể mang bằng Avro Lancaster, mẫu máy bay ném bom lớn nhất lúc đó của không quân Anh.
Máy bay ném bom Avro Lancaster của không quân Anh
Chiếc máy bay thậm chí còn được sửa đổi khá nhiều để mang quả bom này. Một mô-tơ điện cũng được bổ sung vào máy bay nhằm xoay quả bom ngược chiều kim đồng hồ với tốc độ 500 vòng/phút trước khi ném. Upkeep sẽ được ném ở độ cao cách mặt nước 18 mét, cùng vận tốc khoảng 373 km/h, và cách mục tiêu khoảng 370 đến 460 mét. Quả bom sẽ nảy trên mặt nước khoảng 7 lần trước khi chạm vào mục tiêu là các con đập rồi chìm xuống. Ở độ sâu 9 mét, kích điện thủy tĩnh sẽ làm phát nổ quả bom để đạt được hiệu quả phá hủy tốt nhất.
Một kích nổ hẹn giờ bằng hoá học cũng được thiết kế cho nó. Trong trường hợp kích nổ điện thủy tĩnh không hoạt động, kích nổ hoá học sẽ làm quả bom phát nổ sau 90 giây để đảm bảo khả năng tiêu diệt mục tiêu, cũng như che giấu các bí mật của quả bom trước quân Đức. Thuốc nổ sử dụng cho nó cũng là loại Torpex (với khối lượng 3 tấn) vốn dùng trong các loại ngư lôi khi đó, bởi chúng được cho là có hiệu quả hơn khi nổ dưới nước so với thuốc nổ dùng trong bom thông thường.
Bom Upkeep đã được chứng minh hiệu quả trong chiến dịch Chastise của phi đội 617 vương quốc Anh đêm 17/5/1943. Chúng đã làm hư hại hai con đập Möhne và Edersee của quân Đức, giết chết khoảng 1600 thường dân, góp phần không nhỏ vào việc làm suy yếu khả năng tiến hành chiến tranh của quân Đức khi đó. Tuy nhiên phía quân Anh cũng chịu thiệt hại khi có 8 máy bay ném bom bị phá hủy, 53 phi công thiệt mạng và 3 người đã bị bắt.
Cũng vào thời gian đó, một nguyên mẫu bom nảy khác cũng nghiên cứu để tấn công các tàu chiến với tên là bom Highball. Chúng có nguyên lý hoạt động tương tự với bom Upkeep nhưng nhỏ và nhẹ hơn. Tuy nhiên sau đó, chiến tranh đã kết thúc và bom Highball cũng đã không được đưa vào chiến trường.
Quả bom với tên mã Vickers Type 464 hay còn gọi là Upkeep đã được Wallis nghiên cứu thiết kế và đưa vào sản xuất từ tháng 2 năm 1943. Nó có hình trụ tròn và nặng 4,2 tấn cùng kích thước dài x rộng là 1,52 x 1,27 mét. Do trọng lượng quá lớn nên quả bom chỉ có thể mang bằng Avro Lancaster, mẫu máy bay ném bom lớn nhất lúc đó của không quân Anh.
Máy bay ném bom Avro Lancaster của không quân Anh
Chiếc máy bay thậm chí còn được sửa đổi khá nhiều để mang quả bom này. Một mô-tơ điện cũng được bổ sung vào máy bay nhằm xoay quả bom ngược chiều kim đồng hồ với tốc độ 500 vòng/phút trước khi ném. Upkeep sẽ được ném ở độ cao cách mặt nước 18 mét, cùng vận tốc khoảng 373 km/h, và cách mục tiêu khoảng 370 đến 460 mét. Quả bom sẽ nảy trên mặt nước khoảng 7 lần trước khi chạm vào mục tiêu là các con đập rồi chìm xuống. Ở độ sâu 9 mét, kích điện thủy tĩnh sẽ làm phát nổ quả bom để đạt được hiệu quả phá hủy tốt nhất.
Một kích nổ hẹn giờ bằng hoá học cũng được thiết kế cho nó. Trong trường hợp kích nổ điện thủy tĩnh không hoạt động, kích nổ hoá học sẽ làm quả bom phát nổ sau 90 giây để đảm bảo khả năng tiêu diệt mục tiêu, cũng như che giấu các bí mật của quả bom trước quân Đức. Thuốc nổ sử dụng cho nó cũng là loại Torpex (với khối lượng 3 tấn) vốn dùng trong các loại ngư lôi khi đó, bởi chúng được cho là có hiệu quả hơn khi nổ dưới nước so với thuốc nổ dùng trong bom thông thường.
Bom Upkeep đã được chứng minh hiệu quả trong chiến dịch Chastise của phi đội 617 vương quốc Anh đêm 17/5/1943. Chúng đã làm hư hại hai con đập Möhne và Edersee của quân Đức, giết chết khoảng 1600 thường dân, góp phần không nhỏ vào việc làm suy yếu khả năng tiến hành chiến tranh của quân Đức khi đó. Tuy nhiên phía quân Anh cũng chịu thiệt hại khi có 8 máy bay ném bom bị phá hủy, 53 phi công thiệt mạng và 3 người đã bị bắt.
Cũng vào thời gian đó, một nguyên mẫu bom nảy khác cũng nghiên cứu để tấn công các tàu chiến với tên là bom Highball. Chúng có nguyên lý hoạt động tương tự với bom Upkeep nhưng nhỏ và nhẹ hơn. Tuy nhiên sau đó, chiến tranh đã kết thúc và bom Highball cũng đã không được đưa vào chiến trường.
14 bình luận
Bài nổi bật
Xu hướng
Vậy nó chìm mới bắt đầu nổ phải ko ta, vì va chạm với mặt nước mấy lần thì ko nổ rồi
Lính Anh ném bơm để thịt thường dân, trước khi ném có rải truyền đơn cho dân né hông mod?
Tự nhiên nhớ tới trò chơi Bounce trên mấy dòng điện thoại Nokia ngày xưa, rất là khó chơi.
Lên mod lương cao lắm nhẩy. Thấy nhiều đạn quá!😂 Toàn hạng nặng
Xu hướng
Bài mới
- Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
- © 2023 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
- Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
- Số điện thoại: 02862713156
- MST: 0313255119
- Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét